HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN DƯƠNG PHÁT

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN DƯƠNG PHÁT

A.TRƯỚC KHI VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN CẦN KIỂM TRA:

 Kiểm tra mức nhớt trong động cơ(trên cây thăm nhớt) phải ở vị trí F (Full).

 Kiểm tra nước làm mát động cơ phải đầy (sử dụng dung dịch phụ gia).

 Kiểm tra quạt gió két nước và quạt gió đầu phát có bị vật cản

 Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa ( từ ¾ – đầy thùng).

 Mở van dầu (nếu có).

 Kiểm tra bình ắcquy và các cọc dây đã bắt chặt.

 Kiểm tra công tắc bình ắcquy ở vị trí “ON” (đóng)

 Kiểm tra CB (cầu dao) trên máy ở vị trí “OFF” (cắt).

 Kiểm tra nút nhấn dừng khẩn cấp (Emergency button) ở vị trí mở.

 Kiểm tra nắp đậy pô có bị kẹt không.

 Kiểm tra đường hút và thoát gió phải thông thoáng (máy có vỏ giảm ồn).

 Kiểm tra trên bộ điều khiển có báo lỗi không (nếu có phải khắc phục).

 Kiểm tra các ống dẫn để đảm bảo không bị rò rĩ.

 Lập lý lịch máy định kỳ hàng tuần, ghi lại các thông số của máy theo bảng kiểm tra lý lịch máy, thời gian chạy máy, thời điểm châm hoặc thay nhớt, thời điểm châm nước giải nhiệt (nếu có), thời điểm châm nhiên liệu.

B. KHỞI ĐỘNG MÁY PHÁT & ĐÓNG TẢI – CẮT TẢI SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN NAVITEK
I. Thao tác bằng tay:

1.Khởi động:

• Bật khóa mở nguồn (nếu có) để cấp nguồn BDK khởi động hệ thống.
• Vặn chìa khóa về vị trí start cho máy khởi động sau khi máy nổ buôn chìa khóa về vị trí RUN
• Để ngừng máy nhấn nút STOP cho máy dừng hẵng mới nhả nút ra.

• Chỉ khởi động trong 30 giây, nếu máy chưa nổ phải nghỉ một phút mới tiếp tục khởi động lại, nếu vẫn không nổ phải tìm nguyên nhân khắc phục.

2. Lúc máy vận hành cần các thao tác sau:

• Cho máy chạy không tải từ 3 – 5 phút đến khi nhiệt độ tăng dần

• Khi máy đủ điện áp ,đóng công tắc tải lên “ON”,đóng lần lượt các tải, quan sát các hệ thống báo hiệu ( điện áp, áp lực nhớt, nhiệt độ). Lần lược kiểm tra các thông số của máy hoạt động.

 Điện áp : 220 (±1%); Tần số: 50 Hz(± 3)

 Áp lực nhớt: 2,5 – 10 Bar

• Ghi giờ máy hoạt động

• Trong lúc máy hoạt động thường xuyên theo dõi nhiệt độ của máy

• Không cho máy chạy quá tải

• Không lau chùi, châm thêm nhiên liệu khi máy đang hoạt động

• Không tiếp tục chạy máy khi có hiện tượng hư hỏng

3. Đóng cầu dao của nơi sử dụng sang nguồn máy phát (nếu có).

• Kiểm tra đồng hồ cường độ dòng điện máy cung cấp cho tải.

• Cường độ dòng điện tối đa (1 pha):

• Công suất máy phát:

4. Cắt tải và tắt máy phát:

• Ngắt tải lần lượt sau đó bật CB (cầu dao) trên máy sang vị trí “OFF”.

• Để máy chạy không tải thêm 3-5 phút cho nhiệt độ nước làm mát giảm xuống.

• Tắt máy phát bằng cách nhấn nút có biểu tượng STOP để dừng máy

II. Chạy máy phát tự động kết hợp tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS)

• Bật công tắc mở nguồn (nếu có) sang vị trí “ON”

• Nhấn vào nút có biểu tượng AUTO kích hoạt chế độ tự động. khi thấy đèn LED bên cạnh nút nhấn sáng, kích hoạt chế độ tự động thành công
• Bật CB (cầu dao) trên máy sang vị trí “ON”

• Máy sẽ tự khởi động khi, điện lưới thấp, điện lưới cao, điện lưới bị mất pha, mất điện lưới.

• Máy sẽ tự động dừng khi điện lưới ổn định, hoặc có điện lưới trở lại.

Lưu ý: Bộ điều khiển sẽ tự khóa khi đề 03 lần không thành.

Cách xử lý:

• Kiểm tra xem trên bộ điều khiển có báo lỗi không. Nếu có thì khắc phục.

2. Lúc máy nổ đã vận hành cần các thao tác sau:

• Cho máy chạy không tải từ 3 – 5 phút đến khi nhiệt độ tăng dần

• Khi máy đủ điện áp ,đóng công tắc tải lên “ON”,đóng lần lượt các tải, quan sát các hệ thống báo hiệu ( điện áp,áp lực nhớt,nhiệt độ)

C. BẢO DƯỠNG:

1. Mục đích: Bảo đảm máy phát điện luôn trong tình trạng tốt, sẵn sàng cấp điện cho tải khi mất điện lưới AC hoặc khi có các nhu cầu đột suất.

2. Dụng cụ: Dụng cụ, đồ nghề phù hợp với chủng loại máy phát điện được trang bị.

3. Nội dung công việc:
 Làm vệ sinh phòng máy và máy, xem các ốc vít có lỏng, các mối nối của phần điện có sút lỏng hoặc hư hỏng hay không.

 Lập lý lịch máy , ghi thời gian chạy máy, thời điểm châm hoặc thay nhớt, thời điểm châm nước giải nhiệt (nếu có), thời điểm châm nhiên liệu.

 Kiểm tra mức nhớt trong máy, châm vào nếu thiếu.

 Kiểm tra bình lọc gió,nếu dơ phải súc rửa, thay nhớt mới.

 Châm đủ nhiên liệu vào thùng chứa.

 Kiểm tra accu nếu có.

 Kiểm tra mực nước làm mát và châm thêm nếu thiếu.

D. CÁC KHUYẾN CÁO:

1. Định kỳ thay nhớt:

50 giờ vận hành đầu tiên.

250–300 giờ hoạt động tiếp theo.

2. Định kỳ thay lọc nhớt:

50 giờ vận hành đầu tiên

250-300 giờ vận hành tiếp theo.

3. Định kỳ thay lọc gió:

Vệ sinh lọc sau 250-300 đầu tiên. Thay lọc sau 500-600 giờ vận hành. Các bảo dưỡng khác : Xem tài liệu
hướng dẫn sử dụng động cơ “Operator’s Manual”

4. Động cơ có thể chọn một trong các loại nhớt sau:
BP(15W-40), CASTROL(15W-40), MOBIL (15 W-40), SHELL (15W-40) phù hợp với điều khiện khí hậu Việt Nam.

MỌI THÔNG TIN VỀ MÁY VUI LÒNG LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH KT-ĐK DƯƠNG PHÁT
551/129 Lê Văn Khương, KP5, P. Hiệp Thành, Q12, TPHCM.
ĐT: 08.222315595-22315596.
Fax: 08.62559738.

Số khẩn cấp: 0982972595.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *